Bà bầu có nên ngâm trong bồn tắm nước nóng không?

Từng dòng nước ấm áp ngọt ngào sẵn sàng cuộn tròn lấy cơ thể bạn, hứa hẹn sẽ xoa dịu từng cơ bắp mệt mỏi, đau nhức trên cơ thể đang mang thai của bạn. Nhưng… nó có an...

Từng dòng nước ấm áp ngọt ngào sẵn sàng cuộn tròn lấy cơ thể bạn, hứa hẹn sẽ xoa dịu từng cơ bắp mệt mỏi, đau nhức trên cơ thể đang mang thai của bạn. Nhưng… nó có an toàn cho bà bầu không? Hãy cùng Sài Gòn Việt Anh Group tìm hiểu ngay nhé!

Tắm gội là nhu cầu cơ bản hàng ngày của mọi người, nhất là với phụ nữ mang thai cần giữ cơ thể sạch sẽ để tránh các mầm bệnh. Mặt khác, tắm giúp các cơ bị đau được thư giãn và làm dịu thần kinh của bạn. Vì vậy, bên cạnh những cách tắm gội thông thường, nhiều bà bầu lựa chọn sử dụng bồn tắm massage tại nhà để được dòng nước xoa dịu cơ bắp mệt mỏi, đau nhức trên cơ thể.

 

Dù vậy, sử dụng bồn tắm nước nóng trong thai kỳ cũng mang đến nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Vì sao bà bầu không nên ngâm mình trong bồn tắm nước nóng?

Bà bầu có nên ngâm mình trong bồn tắm nước nóng không 2
Ảnh: Internet.

1. Làm tăng nhiệt độ cơ thể

Các chuyên gia từ tạp chí Babycenter khuyên bạn nên sử dụng bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi khô hoặc phòng xông hơi ướt dưới 10 phút mỗi lần khi đang mang thai. Hoặc thậm chí từ bỏ thói quen này hoàn toàn, đặc biệt là trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể đến mức có thể gây nguy hiểm cho em bé đang phát triển bên trong cơ thể bạn.

 

Theo kết quả nghiên cứu năm 2011 các chuyên gia phát hiện ra rằng có nguy cơ gia tăng các bất thường bẩm sinh, như bệnh thiếu máu não, nứt thành bụng, nứt đốt sống nếu phụ nữ sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc bồn jacuzzi nhiều hơn một lần trong thời kỳ đầu mang thai và thời gian sử dụng dài hơn 30 phút. Không chỉ vậy, kết quả còn cho thấy nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh của những phụ nữ có thân nhiệt tăng cao trước 7 tuần của thai kỳ. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro sảy thai khi nhiệt độ tăng cao.

 

Bạn có thể tắm trong nước ấm khoảng 98,6 đến 100oF, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm nước nóng. Bởi cơ khi ngâm mình, cơ thể của bạn sẽ chìm trong làn nước và không thể giải phóng nhiệt, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến mức có thể nguy hiểm. Ngược lại, khi tắm thông thường da của bạn sẽ được giải phóng nhiệt liên tục nên bạn không có nguy cơ bị quá nóng.

 

bà bầu có nên ngâm mình trong nước nóng không 1
Thay vì ngâm mình trong nước nóng, bạn có thể ngâm chân hoặc nửa thân dưới trong nước ấm cũng có thể làm giảm mệt mỏi, căng thẳng,... Ảnh: Internet.

2. Mầm bệnh tiềm ẩn

Vi khuẩn và các mầm bệnh là những mối quan tâm khác liên quan đến việc sử dụng bồn tắm nước nóng khi mang thai. Nguồn nước có thể chứa vi khuẩn và nước ấm có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sản, bạn hoàn toàn không an toàn khi ngâm mình trong đó.

 

Với các yếu tố rủi ro kể trên cách tốt nhất là bạn nên tránh xa thói quen sử dụng bồn tắm như trước. Có thể bạn cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi, đau nhức khi mang thai, song hãy chọn cách massage khác an toàn hơn nhé!

Làm thế nào để bà bầu tắm một cách an toàn?

Yếu tố quan trọng nhất chính là giữ nhiệt độ cơ thể bạn dưới 100oF (38,3oC).

 

Nhiệt độ bên trong cơ thể của một phụ nữ mang thai khỏe mạnh là khoảng 99oF (37,2oC). Vì vậy, nhiệt độ nước trong khoảng 98,6 đến 100oF sẽ là lý tưởng để tắm và làm sạch cơ thể. Để có thể xác định chính xác nhiệt độ nước, bạn hãy trang bị một chiếc nhiệt kế - thiết bị này cũng sẽ rất cần thiết khi “thiên thần” của bạn chào đời.

 

Bên cạnh đó, bạn có thể hòa tan một ít muối Epsom vào nước tắm ấm để tăng hiệu quả giảm đau nhức và mệt mỏi. Nếu không muốn tắm trong giai đoạn mang thai, bà bầu có thể lựa chọn cách ngâm chân trong nước ấm cũng tạo cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng.

 

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá nóng, hãy tắm nước mát hoặc tắm nước không ấm hơn 100oF (37.8oC) để giảm nhiệt độ cơ thể. Các dấu hiệu quá nóng bao gồm: cảm thấy nóng, đổ mồ hôi và đỏ da,… Bên cạnh đó không nên tắm quá 10 phút mỗi lần, việc tắm quá lâu có thể gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng gồm: chóng mặt, buồn nôn, ngã hoặc ngất xỉu.

 

Tóm lại, các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ngâm mình trong nước nóng. Thay vào đó, có thể chọn cách ngâm chân hoặc bơi lội nhẹ nhàng cũng làm giảm căng thẳng và thư giãn, nhưng phải có sự cho phép từ bác sĩ của bạn.

 
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Bạn đang gặp khó trong việc lựa chọn?
Tham quan và mua sắm Tại showroom
218A Đường Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Online Support
Hotline 24/7
Hotline 24/7
0832 768 768
Ms. Trang
Ms. Trang
0902 788 382
Ms. Thư
Ms. Thư
0909 765 685
Chat Zalo
0902 788 382
 

X