Mùi hôi cống không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây ngộ độc. Vậy, làm thế nào để khử mùi cống khỏi phòng của bạn? Hãy cùng Sài Gòn Việt Anh Group tìm hiểu những cách xử lý đơn giản và hiệu quả nhanh chóng này nhé!
Đã bao giờ bạn phải sử dụng nhà vệ sinh đầy mùi cống? Chúng tôi tin chắc bất kỳ ai cũng sẽ trải nghiệm ít nhất một vài lần, và điều đó sẽ gây không ít khó chịu cho bạn. Trong một cuộc khảo sát của SGVA, có đến hơn 90% người tham gia cho rằng bước vào nhà vệ sinh nồng nặc mùi cống vô cùng khó chịu, thậm chí còn gây “ám ảnh” cho nhiều người bởi chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong nhà, từ phòng ngủ, phòng tắm, hay nhà bếp.
Mùi cống gây khó chịu và có thể khiến bạn ngộ độc. Vậy, làm cách nào để khử mùi cống? Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, mùi hôi phát ra từ cống rãnh có chứa khí độc hydrogen sulphide, metan và carbon monoxide. Vì vậy, không chỉ gây khó chịu những khí này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Cụ thể, hít thở các khí độc này thường xuyên sẽ khiến bạn và người thân cảm thấy đau đầu và buồn nôn, nôn,… Nguy hiểm hơn, mùi hôi cống có thể “đánh lừa” khứu giác của bạn - nghĩa là bạn sẽ không còn cảm thấy mùi khó chịu khi tiếp xúc thường xuyên mặc dù chúng vẫn tồn tại - khiến lượng khí độc vào cơ thể nhiều hơn.
Chính vì vậy, nếu phát hiện mùi lạ khó chịu hãy loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách khử mùi hôi cống đơn giản và hiệu quả nhanh được sử dụng phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân gây mùi hôi cống
Hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt của gia đình tương đối phức tạp, chằng chịt các đường ống dẫn nước thải từ nhiều khu vực khác nhau. Do vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến cống có mùi mà phổ biến nhất là:
-
Dầu mỡ, chất béo và rác hữu cơ phân hủy gây mùi khó chịu;
-
Cống bị tắc nghẽn;
-
Bẫy chữ P dưới cống thoát sàn, chậu rửa,… có mực nước quá thấp hoặc bị khô do lâu ngày không được sử dụng;
-
Bể phốt bị đầy;
-
Động vật chết và mắc kẹt trong đường ống;
-
…
Cách khử mùi hôi cống tại nhà đơn giản và hiệu quả nhanh chóng
Không ai muốn sinh hoạt trong không gian đầy mùi cống. Đầu tiên, hãy xác định mùi khó chịu ấy phát ra từ đâu. Cách đơn giản nhất là sử dụng mũi để đánh hơi và tìm xem nơi nào có mùi nồng nặc nhất. Khi đã tìm ra “mục tiêu”, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây để khử mùi cống.
1. Giải pháp tự làm
-
Baking soda và giấm: Khi kết hợp với nhau, hỗn hợp này sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi thối tích tụ trong cống hoặc bẫy.
-
Nước đun sôi và dung dịch rửa bát: Nhỏ 10 giọt nước rửa bát vào 2 lít nước đun sôi, khuấy đều và đổ xuống cống để làm sạch đường ống, loại bỏ tắc nghẽn, đồng thời diệt sạch vi khuẩn gây mùi.
-
Nâng mực nước trong bẫy để khử mùi: Như đã nói ở trên, mực nước trong bẫy chữ P quá thấp hoặc quá khô do lâu ngày không sử dụng sẽ bốc hơi, tạo điều kiện cho mùi hôi xộc vào phòng. Khắc phục bằng cách đổ một bình nước đầy vào cống để khôi phục lại mực nước trong bẫy.
-
Tinh dầu thơm nhà vệ sinh: Lựa chọn hoàn hảo để khử mùi ngay tức thời nhờ hương thơm tươi mát của tinh dầu tự nhiên. Dù vậy, không nên lạm dụng cách này bởi thực tế mùi chỉ bị bao phủ bởi hương thơm và bạn vẫn có thể hít phải khí độc mỗi ngày. Mặt khác, một số sản phẩm có mùi hương tinh dầu nhân tạo có thể đầu độc chính bạn.
2. Loại bỏ mùi hôi do cống bị tắc nghẽn
Dầu mỡ, chất béo, hóa mỹ phẩm, da chết và rác thải hữu cơ có thể len lỏi qua các mắt lưới lọc của chậu rửa và trôi xuống cống. Tại đây, chúng tích tụ dọc theo đường ống dẫn và lâu ngày hình thành mảng bám, phân hủy gây mùi hôi.
Hãy thử đổ 2 lít nước sôi xuống cống, nếu mùi hôi vẫn nồng nặc bốc lên thì có thể bạn phải dùng đến thuốc đặc trị. Hãy thử đổ 1/2 hộp bột thông cống EcoSock(*) xuống lỗ thoát sàn, đổ thêm 2 lít nước lạnh và dùng giẻ bịt kín. Để yên trong 5 phút và xả sạch lại để khơi thông cống rãnh và loại bỏ mùi cống.
Bên cạnh đó, bồn cầu bị nghẹt giấy và chất thải cũng là nguyên nhân khiến phòng tắm có mùi khó chịu. Vì vậy, chúng tôi cũng đồng thời sử dụng một nửa phần còn lại đổ vào bồn cầu để đảm bảo rằng mọi đường ống dẫn bên dưới đều được dọn sạch.
(*) Sản phẩm được chúng tôi sử dụng là bột thông cống chuyên dụng mua tại EcoCleanShop.com, nguồn gốc từ Mỹ, có thể thông tắc chậu rửa mặt, cống thoát sàn nhanh chóng an toàn. Đây chỉ là gợi ý và bạn có thể lựa chọn những thương hiệu khác tương tự.
3. Bể phốt bị đầy
Nguyên nhân hàng đầu khiến nhà tắm, nhà vệ sinh nồng nặc mùi cống là do bể phốt bị đầy. Thông thường, khi đi vào bể phốt tự hoại chất thải dạng rắn ban đầu sẽ được vi khuẩn phân hủy thành nước, khí và mùn. Tuy vậy, sau một thời gian sử dụng, hệ vi sinh vật giữ nhiệm vụ phân hủy chất thải trong bể phốt dần suy yếu trong khi lượng chất thải hàng ngày vẫn tiếp nhận đều đặn. Điều này dẫn đến quá trình phân hủy bị chậm trễ, mùi hôi chất thải men theo đường ống dẫn xộc ngược vào phòng.
Bồn cầu bị nghẹt và bể phốt bị đầy là những nguyên nhân phổ biến khiến nhà vệ sinh nồng nặc mùi cống. Ảnh minh họa.
Cách xử lý: Sử dụng men vi sinh hầm cầu liều lượng gấp đôi ở lần đầu tiên và liều duy trì sau đó theo quy định của nhà sản xuất. Hiện trên thị trường có rất nhiều thương hiệu để bạn lựa chọn như: EcoClean Septic, Emzeo, Micro phốt, Bio bể phốt, Sifa,…
4. Bồn cầu bị rò rỉ mùi
Một thủ phạm khác gây ra mùi cống rãnh trong phòng tắm có thể là đệm cao su chống mùi bồn cầu kém chất lượng hoặc hư hại theo thời gian. Khi miếng đệm bị hở, khí thải sẽ thoát ra từ bên dưới bồn cầu. Điều này cũng xảy ra tương tự khi xung quanh chân đế bồn cầu xuất hiện vết nứt hở. Nếu phát hiện các vết nứt bạn có thể dùng vữa xi măng trắng hoặc silicon để lấp các khe hở giữa chân bồn với mặt sàn, hoặc nếu cần thiết có thể nhờ sự hỗ trợ của những người thợ lành nghề.
5. Đường nứt gây mùi cống
Theo các chuyên gia từ tạp chí Family Handyman, mùi hôi cống rãnh nồng nặc có thể là dấu hiệu cho biết đường ống bị nứt hoặc hư hại. Nếu thật sự như vậy, hãy liên hệ với thợ sửa ống nước chuyên nghiệp.